$717
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmb t2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmb t2.Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Quyết định 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động. Nội dung quy trình bao gồm: tạo và tiếp nhận tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý có đề nghị hoàn của người nộp thuế (NNT); giải quyết hoàn thuế TNCN tự động; kiểm soát sau hoàn thuế TNCN.Từ cơ sở dữ liệu kê khai của tổ chức trả thu nhập và của cá nhân, dữ liệu đăng ký thuế và đăng ký người phụ thuộc, dữ liệu tổng quan về nghĩa vụ thuế, các khoản nợ của NNT trên toàn quốc, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của ngành thuế tự động tổng hợp dữ liệu đối với các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNCN để xác định nghĩa vụ kê khai của NNT và tạo Tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý đối với NNT là cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN.Việc tổng hợp dữ liệu và tạo lập tờ khai gợi ý được hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế tự động thực hiện ngay sau thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập.NNT là cá nhân sử dụng ứng dụng eTax Mobile, ứng dụng thuế điện tử dành cho cá nhân của Tổng cục Thuế để kiểm tra thông tin trên Tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý do hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế tự động tạo lập.Trường hợp NNT đồng ý với thông tin được gợi ý trên tờ khai, NNT xác nhận và nộp hồ sơ quyết toán theo quy định trên ứng dụng.Nếu NNT không đồng ý với thông tin gợi ý trên tờ khai, NNT sửa lại thông tin tại các chỉ tiêu tương ứng, bổ sung lý do chênh lệch với số cơ quan thuế gợi ý và nộp hồ sơ quyết toán kèm theo tài liệu chứng minh theo quy định.Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính sẽ tự động tạo và gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử, thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT ngay sau khi nhận được hồ sơ quyết toán thuế TNCN có chỉ tiêu "Số thuế hoàn trả cho người nộp thuế".Ngay sau khi gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT, phân hệ hoàn thuế tự động tạo hồ sơ đề nghị hoàn thuế.Về giải quyết hoàn thuế TNCN tự động, hồ sơ đủ điều kiện được xử lý tự động là hồ sơ đáp ứng 3 điều kiện dưới đây:Thứ nhất, tại thời điểm giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT, tổ chức trả thu nhập đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thay tiền thuế TNCN đã khấu trừ hoặc tổng tiền thuế TNCN NNT là cá nhân đã nộp đủ vào ngân sách nhà nước (NSNN) tại kỳ quyết toán NNT có đề nghị hoàn thuế.Thứ hai, hồ sơ hoàn thuế TNCN có chỉ tiêu "Tổng thu nhập chịu thuế" khớp đúng với số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ và có chỉ tiêu "Tổng số thuế đề nghị hoàn trả" nhỏ hơn hoặc bằng số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ.Thứ ba, thông tin tài khoản nhận tiền hoàn trả của NNT được xác minh và liên kết với cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế.Trường hợp hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT đáp ứng đủ các điều kiện, phân hệ hoàn thuế TNCN tự động tạo đề xuất hoàn thuế, lập quyết định hoàn thuế (hoặc quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN) và lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu NSNN) để chuyển thủ trưởng cơ quan thuế ký điện tử.Trường hợp xác định hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế dự thảo thông báo về việc hồ sơ chưa đủ điều kiện hoàn thuế không được hoàn thuế, trình thủ trưởng cơ quan thuế ký ban hành, gửi NNT. Thời gian thực hiện các công việc chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế.Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, số lượng người nộp thuế là cá nhân mà cơ quan thuế đang quản lý hàng năm phải thực hiện các thủ tục hành chính như quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN rất lớn. Việc triển khai ứng dụng hoàn thuế TNCN tự động sẽ là bước đột phá để đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ NNT quyết toán thuế dễ dàng, đồng thời giảm công việc cho cơ quan thuế.Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) có trách nhiệm nâng cấp các ứng dụng CNTT có liên quan để đảm bảo thực hiện quy trình hoàn thuế TNCN tự động. Thời hạn thực hiện xây dựng, nâng cấp ứng dụng bảo đảm việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoàn thuế TNCN theo quy trình được hoàn thành chậm nhất ngày 31.3. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmb t2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmb t2.Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ. ️
Để biết chính xác lượng pin trên máy tính Windows 11 hiện tại, người dùng chỉ có thể di chuột qua biểu tượng pin hoặc sử dụng ứng dụng của bên thứ ba như Battery Flyout. Microsoft cuối cùng đã phát hiện ra hạn chế này sau một thời gian và đang tiến hành cải thiện.Trong bản dựng Windows 11 Dev mới nhất, người dùng đã phát hiện ra một số tính năng mới đã được công ty thêm vào, bao gồm cả việc cập nhật chỉ báo pin. Đặc biệt, Microsoft sẽ cho phép hệ điều hành này hiển thị phần trăm pin ngay bên cạnh biểu tượng pin trên khay hệ thống.Quan trọng hơn, để đáp ứng nhu cầu của người dùng, Microsoft cũng cung cấp tùy chọn bật hoặc tắt hiển thị phần trăm pin, điều này giúp người dùng có thể tùy chỉnh giao diện theo sở thích cá nhân. Hiện tại, bản cập nhật này vẫn chưa được Microsoft chính thức công bố, tuy nhiên các kỹ sư phần mềm của công ty đang tích cực hoàn thiện công cụ.Trong trường hợp người dùng không thể chờ đợi để trải nghiệm tính năng mới này, họ có thể kích hoạt chỉ báo phần trăm pin bằng ứng dụng ViVeTool. Để làm điều này, người dùng cần đảm bảo mình đang sử dụng bản dựng 26120.2992. Người dùng có thể kiểm tra phiên bản của mình trong Settings > System > About > OS build. ️
Hãng RIA dẫn lời Giám đốc điều hành (CEO) của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho hay cuộc đối thoại cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh (Ả Rập Xê Út) vào ngày 18.2 nhằm tìm cách chấm dứt chiến sự tại Ukraine đã diễn ra "tích cực".Ông Dmitriev là thành viên phái đoàn Nga tham dự cuộc đối thoại. Phái đoàn phía Mỹ có Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz, còn phía Nga có Ngoại trưởng Sergei Lavrov và trợ lý Yury Ushakov của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ông Ushakov cho hay cuộc đối thoại diễn ra trong 4 giờ rưỡi đã kết thúc tốt đẹp. Theo đó, 2 bên đã thảo luận về các điều khoản cho một cuộc gặp trong tương lai giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.Theo ông Ushakov, chưa có ngày cụ thể cho cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng cuộc gặp đó khó có khả năng diễn ra trong tuần tới. Ông cho biết các nhà đàm phán Nga và Mỹ thuộc những nhóm khác nhau sẽ bắt đầu liên lạc về vấn đề Ukraine vào thời điểm thích hợp. Quyết định liên lạc với Mỹ về vấn đề Ukraine sẽ tùy thuộc vào Tổng thống Putin, ông nói thêm.Về cuộc gặp thượng đỉnh đó, ông nói rằng "các phái đoàn của 2 nước cần làm việc với nhau chặt chẽ". "Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều này, nhưng vẫn còn khó có thể nói về ngày cụ thể cho cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo", theo AP dẫn lời ông Ushakov.Sau cuộc đối thoại, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay 2 bên sẽ lập các nhóm để "đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.Theo đó, Mỹ và Nga đã nhất trí giải quyết "những vấn đề gây khó chịu" trong mối quan hệ song phương và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt chiến sự tại Ukraine, đồng thời nêu rõ nỗ lực này vẫn đang trong giai đoạn đầu."Một cuộc gọi điện thoại tiếp theo là một cuộc họp là không đủ để thiết lập hòa bình lâu dài", Reuters phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết.Cũng trong ngày 18.2, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc dàn xếp đối với chiến sự Ukraine cần sự sắp xếp lại các thỏa thuận phòng vệ châu Âu.Moscow từ lâu đã kêu gọi NATO rút quân khỏi Đông Âu, coi liên minh này là mối đe dọa hiện hữu bên sườn mình. "Một giải pháp khả thi và lâu dài là không thể nếu không xem xét toàn diện các vấn đề an ninh trên lục địa này", theo AFP dẫn lời ông Peskov.Trả lời câu hỏi về khả năng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Peskov nói rằng "đây là quyền chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào".Trong cuộc họp báo vào ngày 18.2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là "không thể chấp nhận được" đối với Nga."Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của chúng ta và sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho toàn bộ châu Âu", theo bà Zakharova. Phát ngôn viên này cho biết rằng "việc từ chối chấp nhận Kyiv vào NATO ngay bây giờ là chưa đủ", ám chỉ rằng Moscow có thể muốn có sự đảm bảo lâu dài hơn rằng Ukraine sẽ không được phép tham gia liên minh quân sự này trong tương lai.Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Ankara, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết 2 bên sẽ gặp nhau để "tăng cường hơn nữa hợp tác" giữa 2 nước. ️